Khi giá cả của một mặt hàng nào đó (bất động sản, xăng, sắt thép, phân bón…) tăng cao hay giảm mạnh thì một lý do được đưa ra là nguồn cung tăng lên hoặc nhu cầu giảm đi. Đó là cách thị trường vận hành theo quy luật cung cầu? Đây là một quy luật hết sức cơ bản nhưng có ảnh hưởng sâu sắc đến giá cả của hàng hóa và dịch vụ. Vậy cung cầu là gì? Quy luật cung cầu tác động lên giá cả thị trường, tiền tệ thế nào? Hãy cùng mình tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây.
Quy luật cung cầu là gì?
Cung là gì?
Cung (tiếng anh: Supply) là biểu thị lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán có khả năng bán và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.
Quy luật về cung: giá cả của hàng hóa tăng lên thì lượng cung tăng (giá tăng thì cung tăng). Cung sẽ bao gồm:
- Cung cá nhân (hay lượng cung): là lượng hàng hóa/dịch vụ người bán muốn bán ứng với một mức giá cụ thể, trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, lượng cung chỉ có ý nghĩa khi gắn với một mức giá cụ thể.
- Cung thị trường: là Cung của toàn thể các cá thể đối với một mặt hàng trong một nền kinh tế gộp lại.
- Tổng cung: là Cung của toàn thể các cá nhân đối với tất cả mặt hàng trong nền kinh tế gộp lại.
Các yếu tố khác ảnh hưởng đến cung ngoài giá cả: công nghệ, nguồn nguyên liệu đầu vào, điều tiết chính phủ, thiên tai dịch bệnh….
Cầu là gì?
Cầu (tiếng anh: Demand) là biểu thị lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn lòng mua tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.
Quy luật cầu: khi giá hàng hóa tăng lên thì lượng cầu của mặt hàng đó giảm xuống (giá tăng thì cầu giảm). Cầu bao gồm:
- Cầu cá nhân (hay lượng cầu): là số lượng hàng hóa/dịch vụ mà người mua muốn mua ứng với một mức giá cụ thể, trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, lượng cầu chỉ có ý nghĩa khi gắn với một mức giá cụ thể.
- Cầu thị trường: Cầu của toàn thể các cá thể đối với một mặt hàng trong một nền kinh tế gộp lại.
- Tổng cầu: Cầu của toàn thể các cá nhân đối với tất cả mặt hàng trong nền kinh tế gộp lại.
Các yếu tố khác ảnh hưởng đến cầu ngoài giá cả: sở thích người tiêu dùng, giá cả hàng hóa liên quan, thu nhập, kỳ vọng kinh tế…
Quy luật cung cầu hàng hóa và giá cả thị trường
Trong kinh tế vĩ mô, thì cân bằng thị trường là một trạng thái ở đó sản lượng giao dịch và giá cả có khả năng tự ổn định, không phải chịu những áp lực thay đổi. Từ đó tạo ra trạng thái được sự hài lòng giữa người mua và người bán. Khi giá cân bằng thì sản lượng hàng hóa mà người bán sẵn sàng cung cấp bằng (cung) bằng với sản lượng người mua sẵn lòng mua.
Ta có thể hiểu đơn giản như sau:
- Cung = Cầu: giá ổn định.
- Cung > Cầu: giá cả giảm.
- Cung < Cầu: giá cả tăng.
Do quy luật cung cầu nên giá cả luôn biến động liên tục trên thị trường. Việc của các cơ quan quản lý là luôn kiểm soát giá cả ổn định, để theo kế hoạch tăng trưởng kinh tế chung.
Cung cầu tiền tệ
Khi nhắc đến giá cả thì không thể bỏ qua khái niệm cung cầu tiền tệ của một nền kinh tế thị trường. Khi một doanh nghiệp cần vay vốn để phát triển kinh doanh thì có thể tìm đến nguồn vốn từ Ngân hàng thương mại hoặc công ty tài chính. Ngoài ra, còn có thể huy động vốn trên thị trường chứng khoán thông qua cổ phiếu, trái phiếu (tại Việt Nam thường chỉ có các công ty lớn mới đủ khả năng làm việc này).
Ngân hàng thương mại ngoài việc chức năng cho các cá nhân và doanh nghiệp vay vốn thì còn là công cụ để Ngân hàng Trung Ương điều tiết Cung tiền trong nền kinh tế.
Trong thị trường, tiền tệ chính là phương tiện để thanh toán (dùng tiền để mua hàng) chính vì vậy lượng tiền phải ngang với lượng hàng hóa vật chất của một nền kinh tế. Lượng tiền cần thiết đó được gọi là Cầu tiền.
Các yếu tố ảnh hưởng tới dịch chuyển Cầu tiền:
- Thu nhập thực tế theo Năng lực sản xuất: khi năng lực sản xuất của một nền kinh tế tăng lên thì lượng hàng hóa sản xuất ra cũng sẽ tăng lên. Chính vì vậy cần một lượng tiền tương ứng để cân bằng.
- Mức giá cả tăng: trước đây bạn mua 1 quả trứng gà 2.000đ, nay mua 1 quả trứng gà 3.000đ vì vậy sẽ cần bổ sung thêm 1.000đ là cùng một lượng hàng hóa như cũ nhưng phải chi nhiều tiền hơn (hay gọi là Lạm phát).
Cung cầu ngoại tệ và tỷ giá hối đoái
Cung cầu về ngoại tệ trên thị trường là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của tỷ giá hối đoái. Cung cầu ngoại tệ lại chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như trong đó có 2 yếu tố chính là cán cân thanh toán quốc tế và tổng cung tiền tệ.
+) Cán cân thanh toán quốc tế
- Cán cân thanh toán quốc tế dư thừa ==> Cung ngoại hối > Cầu ngoại hối ==> Tỷ giá hối đoái có xu hướng giảm.
- Cán cân thanh toán quốc tế thiếu hụt ==> Cung ngoại hối < Cầu ngoại hối ==> Tỷ giá hối đoái có xu hướng tăng.
+) Tổng cung tiền tệ
- Cung cầu nội tệ trên thị trường ngoại hối là một bộ phận của tổng cung cầu tiền tệ Quốc gia đó ==> Tổng cung cầu tiền tệ Quốc gia thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp cung cầu nội tệ trên thị trường ngoại hối -==> quyết định tỷ giá cân bằng trên thị trường ngoại hối.
Ví dụ: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiến hành chính sách thắt chặt tiền tệ làm giảm Cung nội tệ ==> Cung nội tệ trên thị trường ngoại hối giảm ==> Cầu ngoại tệ thị trường ngoại hối giảm ==> Tỷ giá thay đổi.
Quy luật cung cầu đối với một số hàng hóa đặc biệt
+) Quy luật cung cầu không áp dụng lên phần mềm
Không giống như hàng hóa được nền kinh tế sản xuất trong quá khứ, phần mềm là tài sản không thể cầm nắm được. Phần mềm cũng không phải ví dụ duy nhất: dữ liệu, bảo hiểm, ebook và thậm chí cả phim ảnh cũng hoạt động theo cách tương tự như vậy.
Xem thêm: chi phí cơ hội là gì?
+) Giá của điện
Giá điện tăng ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân (điện sinh hoạt chiếm 55% tổng cầu), đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đến thu hút đầu tư và, hơn hết, đến lạm phát – chỉ số vô cùng nhạy cảm trong điều hành. Giá điện thấp sẽ không đủ chi phí sản xuất, không khuyến khích đầu tư, và rốt cuộc đặt ngành công nghiệp vào hoàn cảnh rất rủi ro.
+) Giá dầu và quy luật cung cầu
Dầu mỏ cũng chịu chi phối bởi quy luật cung cầu. Thiếu đầu ra, thừa nguồn cung, khả năng cất trữ bão hòa,… là những nguyên nhân khiến thị trường dầu lửa không ngừng biến động.
Bài viết trên đã thông tin tới bạn đọc về quy luật cung cầu. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào đừng ngại để lại ở phần bình luận, mình sẽ trả lời trong thời gian ngắn nhất. Xem thêm: 7 vùng kinh tế Việt Nam