Hướng dẫn mở thẻ tín dụng chỉ cần CMND và hộ khẩu

Hiện nay, có nhiều khách hàng có nhu cầu mở thẻ tín dụng chỉ cần CMND và hộ khẩu. Thẻ tín dụng ngày càng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, bạn cần tìm hiểu các loại thẻ phổ biến nhất cũng như các thủ tục mở thẻ.

Tìm hiểu cách mở thẻ tín dụng chỉ cần CMND và hộ khẩu

Thẻ tín dụng là gì, cách phân loại thẻ phổ biến?

Thẻ tín dụng là loại thẻ mà khách hàng có thể sử dụng để chi tiêu trước trả tiền sau. Tùy theo năng lực tài chính của khách hàng mà ngân hàng sẽ thẩm định và đưa ra hạn mức thẻ phù hợp. Chỉ với thẻ tín dụng bạn có thể thoải mái mua sắm, đặt vé máy bay, thanh toán khi đi ăn uống, thậm chí là rút tiền mặt ra tiêu. Với thẻ tín dụng, bạn sẽ không cần phải lo lắng về tiền bạc hoặc phải vay tiền online khi gặp khó khăn về tài chính.

Hiện nay, ngân hàng phân loại thẻ tín dụng theo rất nhiều tiêu chí khác nhau:

  • Phân loại thẻ theo phạm vi sử dụng: Gồm thẻ tín dụng nội địa và thẻ tín dụng quốc tế.
  • Phân loại thẻ theo nhu cầu sử dụng: Bao gồm thẻ du lịch, thẻ tích điểm, thẻ rút điểm, thẻ hoàn tiền.
  • Phân loại thẻ theo cấp độ: Thẻ tín dụng chính và thẻ tín dụng phụ.

Mở thẻ tín dụng chỉ cần CMND và hộ khẩu có được hay không?

Để mở thẻ tín dụng thì dùng CMND và hộ khẩu là chưa đủ, bạn cần phải chuẩn bị thêm các loại giấy tờ như:

  • Giấy tờ sao kê tài khoản bảng lương trong 3 tháng gần đây nhất.
  • Bảng lương, xác nhận lương của cơ quan bạn đang công tác. 
  • Hợp đồng bảo hiểm hoặc hóa đơn đóng tiền.
  • Hợp đồng lao động của công ty hiện tại bạn đang làm việc.

Điều kiện mở thẻ tín dụng tại các ngân hàng hiện nay

Để có thể thành công mở thẻ tín dụng thì bạn phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí dưới đây:

  • Khách hàng mở thẻ là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam.
  • Khách hàng mở thẻ có độ tuổi từ 18 trở lên, có đầy đủ giấy tờ tùy thân nhà nước cung cấp, còn hạn sử dụng.
  • Người mở thẻ cần có sức khỏe tốt và công việc ổn định, đủ khả năng trả nợ.
  • Nguồn thu nhập hàng tháng của người mở thẻ đạt mức yêu cầu ngân hàng đưa ra, bạn có thể chứng minh điều này qua bảng sao kê tài chính.
  • Tùy theo điều kiện của mình khách hàng có thể đăng ký mở thẻ theo tài sản thế chấp, sổ tiết kiệm, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ…
  • Lịch sử tín dụng của bạn cần đạt điểm tiêu chuẩn, không bị nợ xấu trên CIC.

Một số cách mở thẻ tín dụng bạn có thể tham khảo

Mở thẻ tín dụng chỉ cần CMND và hộ khẩu thì sẽ không được, bạn cần phải chuẩn bị thêm các loại giấy tờ khác. Dưới đây là một số cách mở thẻ tín dụng bạn có thể tham khảo và áp dụng:

Mở thẻ tín dụng đơn giản dựa trên hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ để mở thẻ tín dụng, lúc này bạn sẽ không cần dùng bảng lương nữa. Để mở thẻ thành công thì hợp đồng bảo hiểm này phải đứng tên bạn, có thời gian hoạt động và còn hiệu lực ít nhất 1 năm. Bên cạnh đó thì phí đóng bảo hiểm của bạn phải từ 1 triệu đồng/năm trở lên.

Lúc này bạn sẽ phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ như: Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, hợp đồng bảo hiểm, bản gốc hóa đơn đóng tiền bảo hiểm.

Mở thẻ tín dụng mới dựa trên thẻ tín dụng ngân hàng khác

Bạn hoàn toàn có thể dùng nhiều thẻ tín dụng cùng 1 lúc và dựa trên thẻ tín dụng cũ để làm thẻ mới từ ngân hàng khác. Lúc này ngân hàng mới sẽ đánh giá lịch sử giao dịch, thanh toán thẻ tín dụng cũ của bạn để xét duyệt. Hình thức mở thẻ này sẽ không yêu cầu bạn phải chứng minh thu nhập.

Tất cả giấy tờ bạn cần chuẩn bị bao gồm: Chứng minh nhân dân, hộ khẩu và bản sao mặt trước thẻ tín dụng cũ.

Mở thẻ tín dụng phụ dựa trên thẻ tín dụng chính của người khác

Nếu bạn không có khả năng chứng minh thu nhập của bản thân thì có thể nhờ anh chị em đang sử dụng thẻ mở giúp mình. Cụ thể bạn sẽ làm thẻ tín dụng phụ của họ với các loại giấy tờ như: giấy đăng ký mở thẻ phụ, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu chứng minh quan hệ của bạn với người sử hữu thẻ chính.

Tổng kết

Hiện nay, các ngân hàng không cho phép bạn mở thẻ tín dụng chỉ cần CMND và hộ khẩu. Bạn sẽ phải chuẩn bị thêm các loại giấy tờ khác theo yêu cầu của ngân hàng.  Chỉ khi nào đánh giá thấy tiềm năng trả nợ của bạn ổn thì ngân hàng mới duyệt hồ sơ và cho phép bạn mở thẻ.

Viết một bình luận