Kinh tế thị trường được xem là một trong những thành quả quan trọng trong sự phát triển lâu dài của nền văn minh nhân loại, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tăng năng suất lao động. Vậy cụ thể, kinh tế thị trường là gì? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
Kinh tế thị trường là gì?
Kinh tế thị trường là loại hình kinh tế – xã hội vận hành dựa trên mối quan hệ giữa người mua và người bán theo quy luật cung – cầu, để xác định giá cả, số lượng hàng hóa, dịch vụ sẵn sàng giao dịch trên thị trường.
Như vậy, có thể hiểu trong nền kinh tế các mối quan hệ kinh tế, sự trao đổi, mua bán các sản phẩm, sự phân chia lợi ích, tìm kiếm lợi nhuận,… đều do các quy luật của thị trường điều tiết và chi phối.
Ở Việt Nam, xây dựng và phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã được đặt ra từ Đại hội lần thứ VỊ Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 4986), được chính thức ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 và các văn kiện của Đảng và Nhà nước. Nhà nước Việt Nam khuyến khích và bảo đảm bằng hệ thống pháp luật, chính sách để các thành phần kinh tế cùng có cơ hội phát triển trong một môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Kinh tế thị trường ra đời khi nào?
Kinh tế thị trường đã có mầm mống trong xã hội nô lệ, hình thành trong xã hội phong kiến và phát triển mạnh mẽ trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Như vậy, nền kinh tế thị trường ra đời ở thời điểm có sự xuất hiện trao đổi hàng hóa trên thị trường và phát triển mạnh mẽ nhất ở thời kỳ kinh tế hoạt động chủ yếu dựa vào việc phân bổ các nguồn lực.
Những đặc điểm của kinh tế thị trường?
Tùy thuộc vào chế độ chính trị và điều kiện phát triển của quốc gia hay vùng lãnh thổ thì kinh tế thị trường có rất nhiều hình thức khác nhau như: tự do, xã hội, nhà nước, xã hội chủ nghĩa…
- Nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường bằng luật pháp, tạo ra các điều kiện tốt nhất cho thị trường hoạt động, điều tiết toàn bộ nền kinh tế bằng các công cụ kinh tế hợp pháp và khắc phục những thất bại của thị trường.
- Hàng hóa, lao động, dịch vụ phải được tự do trao đổi trên thị trường, các công cụ điều tiết thị trường như tỷ giá ngoại tệ, tiền lương, giá cả, lãi suất ngân hàng…phải được hình thành trên cơ sở thị trường.
- Cá nhân, doanh nghiệp tham gia vào hoạt động của thị trường dưới sự điều tiết của quy luật kinh tế thị trường như cung cầu, giá cả và cạnh tranh. Thị trường hoạt động phải đảm bảo bình đẳng và tự chủ của các thành phần kinh tế tham gia thị trường, quyền lợi như nhau trong việc tham gia, rút khỏi, tự do kinh doanh.
- Thị trường là cơ sở cho việc phân bố hiệu quả các nguồn lực kinh tế, khác biệ hẳn với nền kinh tế hiến vật hay kế hoạch hóa tập trung.
- Sản phẩm và dịch vụ do lao động tạo ra là hàng hóa được trao đổi dựa trên nguyên tắc thị trường và theo giá cả thị trường.
Các loại kinh tế thị trường
Có những loại hình kinh tế thị trường cơ bản như sau:
- Kinh tế thị trường xã hội (Social market economy).
- Kinh tế thị trường tự do (Liberal market economy).
- Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa (Trung Quốc).
- Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Việt Nam).
- Kinh tế thị trường tư bản nhà nước.
Ưu điểm của kinh tế thị trường
- Nền kinh tế thị trường tạo động lực để các doanh nghiệp đổi mới, phát triển công nghệ, về quy trình sản xuất, quản lý, về các sản phẩm để có thể cạnh tranh và đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
- Nền kinh tế thị trường luôn có sự cạnh tranh vì vậy muốn tồn tại phải luôn có giải pháp cải tiến. Kinh tế thị trường cũng là nơi thanh lọc những người thực sự có năng lực, đào thải những ai yếu kém.
- Bên cạnh đó, kinh tế thị trường tạo xu thế liên doanh, liên kết đẩy mạnh giao lưu kinh tế giữa các nước. Việc được tiếp xúc, chuyển giao công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý từ các nước phát triển sẽ thúc đẩy các nước đang phát triển có những giải pháp tích cực cho kinh tế nước nhà.
- Mang đến nhiều việc làm hơn cho người lao động.
Nhược điểm của kinh tế thị trường
- Cơ chế phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế thị trường có thể là nguyên nhân gây bất bình đẳng trong xã hội.
- Những người chiếm ưu thế trong kinh doanh sản xuất sẽ ngày càng có nhiều tài sản, quyền lực. Những người còn lại cũng sẽ rơi vào tình trạng tệ hơn.
- Nếu sau thời gian dài không còn có sự cạnh tranh, những người có tiềm lực mạnh sẽ thâu tóm thị trường, nền kinh tế có thể chỉ do một số ít người thao túng, họ cũng chi phối thị trường theo ý mình.
- Sự chênh lệch về cung – cầu sẽ là hệ quả dẫn đến khủng hoảng thừa, thất nghiệp và lạm phát.
- Các doanh nghiệp không bán được hàng để thu hồi vốn dần sẽ phá sản gây khủng hoảng kinh tế…
Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế được vận hành dựa trên mối quan hệ giữa người mua và người bán theo quy luật cung cầu, để xác định giá cả thông qua giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ sẵn sàng giao dịch trên thị trường. Những mô hình kinh tế thị trường phổ biến hiện nay: xã hội, tự do, tư bản nhà nước, xã hội chủ nghĩa Trung Quốc, xã hội chủ nghĩa Việt Nam.